Chữ thế này thì đọc thế nào được?” - Một cụ ông chừng 70 tuổi đứng lạc lõng giữa hàng chục người buông lời than vãn. “Lại còn chữ tây nữa chứ, thế này biết đường nào mà mua, sao mà chữ xấu đến thế.”
Toa thuốc như “gà bới”?
Mới sáng bảnh mắt, trước cửa nhà thuốc của bệnh viện Bạch Mai đã có rất nhiều người đứng xếp hàng chờ mua thuốc, trên tay ai cũng cầm tờ đơn kê thuốc của các bác sỹ. Nhiều người, trong lúc chờ đợi cầm đơn kê lên cố đọc nhưng rồi đành chép miệng, thở dài.
“Chữ thế này thì đọc thế nào được?” - Một cụ ông chừng 70 tuổi đứng lạc lõng giữa hàng chục người buông lời than vãn. “Lại còn chữ tây nữa chứ, thế này biết đường nào mà mua, sao mà chữ xấu đến thế.”
Mới sáng bảnh mắt, trước cửa nhà thuốc của bệnh viện Bạch Mai đã có rất nhiều người đứng xếp hàng chờ mua thuốc, trên tay ai cũng cầm tờ đơn kê thuốc của các bác sỹ. Nhiều người, trong lúc chờ đợi cầm đơn kê lên cố đọc nhưng rồi đành chép miệng, thở dài.
“Chữ thế này thì đọc thế nào được?” - Một cụ ông chừng 70 tuổi đứng lạc lõng giữa hàng chục người buông lời than vãn. “Lại còn chữ tây nữa chứ, thế này biết đường nào mà mua, sao mà chữ xấu đến thế.”
Một trong số những đơn thuốc mà bác sỹ đã kê
“Không sao đâu cụ ơi, lát nữa đưa cho người bán thuốc, người ta khác lấy thuốc cho cụ, cụ bận tâm làm gì. Có ai đọc được chữ bác sỹ bao giờ đâu.” - một phụ nữ trung tuổi đứng gần đó nói.
“Biết là khi mang đơn ra quầy thuốc, dược sỹ sẽ biết bác sỹ kê thuốc nào, nhưng bệnh nhân như chúng ta cũng cần biết mình được kê uống loại thuốc nào, có phù hợp hay không chứ. Tại sao bác sỹ là người được đào tạo qua trường đại học lại viết chữ cẩu thả thế này?” - người đàn ông đứng gần đó lên tiếng tranh luận.
“Xưa nay vẫn vậy rồi anh ơi, nói ra rả thế mà có thay đổi gì đâu. Mà kể cũng lạ nhỉ. Bác sỹ nhiều tuổi rồi thì không nói, mấy bác sỹ trẻ được học hành đàng hoàng từ bé mà sao vẫn viết chữ xấu đến thế nhỉ?”
“Này, anh tinh mắt nhìn xem hộ tôi đây là chữ “u” hay “e e” hả?”
“Đâu cụ, hình như là chữ u đấy cụ ạ. Mà cháu cũng không chắc, khó nhìn quá. Viết kiểu này đúng là đánh đố rồi. Hơn cả gà bới rồi.”
Ông cụ và người được nhờ đọc dùm cùng chăm chú nhìn thêm chút nữa rồi thở dài thườn thượt. Mặc dù ai cũng biết cái điều hiển nhiên này, nhưng trong đầu vẫn không khỏi đặt ra câu hỏi: Vì sao chữ bác sỹ lại xấu đến vậy?
Vì sao chữ bác sỹ lại xấu?
“Chữ bác sỹ à? trước giờ vẫn xấu thế thôi, nó thành truyền thống của ngành y rồi hay sao ấy. Còn nếu hỏi vì sao thì có thể bao biện rằng đông bệnh nhân đến khám quá nên bác sỹ bắt buộc phải viết thật nhanh. Nhanh thì ẩu, mà ẩu thì xấu thôi” - Đó là ý kiến của một trong số những bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai cho biết.
“Biết là khi mang đơn ra quầy thuốc, dược sỹ sẽ biết bác sỹ kê thuốc nào, nhưng bệnh nhân như chúng ta cũng cần biết mình được kê uống loại thuốc nào, có phù hợp hay không chứ. Tại sao bác sỹ là người được đào tạo qua trường đại học lại viết chữ cẩu thả thế này?” - người đàn ông đứng gần đó lên tiếng tranh luận.
“Xưa nay vẫn vậy rồi anh ơi, nói ra rả thế mà có thay đổi gì đâu. Mà kể cũng lạ nhỉ. Bác sỹ nhiều tuổi rồi thì không nói, mấy bác sỹ trẻ được học hành đàng hoàng từ bé mà sao vẫn viết chữ xấu đến thế nhỉ?”
“Này, anh tinh mắt nhìn xem hộ tôi đây là chữ “u” hay “e e” hả?”
“Đâu cụ, hình như là chữ u đấy cụ ạ. Mà cháu cũng không chắc, khó nhìn quá. Viết kiểu này đúng là đánh đố rồi. Hơn cả gà bới rồi.”
Ông cụ và người được nhờ đọc dùm cùng chăm chú nhìn thêm chút nữa rồi thở dài thườn thượt. Mặc dù ai cũng biết cái điều hiển nhiên này, nhưng trong đầu vẫn không khỏi đặt ra câu hỏi: Vì sao chữ bác sỹ lại xấu đến vậy?
Vì sao chữ bác sỹ lại xấu?
“Chữ bác sỹ à? trước giờ vẫn xấu thế thôi, nó thành truyền thống của ngành y rồi hay sao ấy. Còn nếu hỏi vì sao thì có thể bao biện rằng đông bệnh nhân đến khám quá nên bác sỹ bắt buộc phải viết thật nhanh. Nhanh thì ẩu, mà ẩu thì xấu thôi” - Đó là ý kiến của một trong số những bệnh nhân đến mua thuốc tại nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Bệnh nhân xếp hàng mua thuốc tại bệnh viện Bạch Mai
Nhưng nếu chỉ vì đông bệnh nhân mà viết ẩu thì dường như không được thoả đáng lắm. Thay vì hỏi “dân tình”, chi bằng hỏi đích danh các bác sỹ tương lai thì chắc sẽ ra được câu trả lời.
Nguyễn Thị Hoài Thương (sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Y – HN) có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi. Không phải ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi mới mẻ, làm bạn không biết trả lời thế nào. Mà ngạc nhiên vì tại sao tôi lại đi hỏi một câu “cũ rích” như thế. Nhưng rồi bạn cũng vui vẻ kể cho tôi nghe một câu chuyện, có thể tạm gọi là “khởi nguồn” của việc vì sao chữ bác sỹ lại xấu.
Chuyện xưa kể rằng: Thủa ấy, ở bên Tàu có một vị lương y “gia truyền mười mấy đời” nức tiếng giỏi giang. Ông này không chỉ giỏi chữa bệnh mà còn là một nhà thư pháp đại tài, chữ của ông phải nói là nhìn thoáng qua phải khen ngay rằng rất đẹp. Chính vì vậy mà không bao giờ ông có thể viết nhầm đại loại như: “Đau hạch hàm phải” thành “Đau hạch... háng phải” như một số hậu thế thời nay cả.
Một hôm, trước khi vị lương y nhà mình đang mải mê suy nghĩ một kiểu thư pháp mới cho chữ “tâm” thì có người làng bên đến nhờ ông kê đơn thuốc. Tại bởi chưa “qua cơn mộng mị” nên vị lương y đã viết nhầm một nét trong đơn thuốc, mà chữ Tàu viết nhầm một nét xem như đi cả bài. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên, hậu quả là bệnh nhân uống thuốc ấy đã qua đời, và lương y tội nghiệp bị quan tống giam hai năm trong ngục.
Nguyễn Thị Hoài Thương (sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Y – HN) có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi của tôi. Không phải ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi mới mẻ, làm bạn không biết trả lời thế nào. Mà ngạc nhiên vì tại sao tôi lại đi hỏi một câu “cũ rích” như thế. Nhưng rồi bạn cũng vui vẻ kể cho tôi nghe một câu chuyện, có thể tạm gọi là “khởi nguồn” của việc vì sao chữ bác sỹ lại xấu.
Chuyện xưa kể rằng: Thủa ấy, ở bên Tàu có một vị lương y “gia truyền mười mấy đời” nức tiếng giỏi giang. Ông này không chỉ giỏi chữa bệnh mà còn là một nhà thư pháp đại tài, chữ của ông phải nói là nhìn thoáng qua phải khen ngay rằng rất đẹp. Chính vì vậy mà không bao giờ ông có thể viết nhầm đại loại như: “Đau hạch hàm phải” thành “Đau hạch... háng phải” như một số hậu thế thời nay cả.
Một hôm, trước khi vị lương y nhà mình đang mải mê suy nghĩ một kiểu thư pháp mới cho chữ “tâm” thì có người làng bên đến nhờ ông kê đơn thuốc. Tại bởi chưa “qua cơn mộng mị” nên vị lương y đã viết nhầm một nét trong đơn thuốc, mà chữ Tàu viết nhầm một nét xem như đi cả bài. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên, hậu quả là bệnh nhân uống thuốc ấy đã qua đời, và lương y tội nghiệp bị quan tống giam hai năm trong ngục.
Đơn thuốc của các bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai
Sau khi ra ngục, vì đã bị tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn nên vị lương y ấy đành phải kiếm kế mưu sinh bằng nghề... nuôi gà. Một hôm, trong lúc ngắm nhìn đàn gà bới đất tìm giun, “cựu” lương y nọ thở dài ngẩng mặt lên nhìn... giàn mướp hoa vàng mà than rằng:
- Trời ơi, trời hỡi! Phải chi lúc đó trong đơn thuốc ta viết theo kiểu “thư pháp... gà bới” thì trước mặt các quan ta đã có thể cãi chày cãi cối rằng vị thuốc đó “thế này” chứ không phải là “thế kia”, tại người nhà bệnh nhân đã đọc nhầm chứ không phải tại ta viết sai”.
Đời này không được thì truyền cho đời sau vậy. Ông đem kinh nghiệm đó mách nhỏ các con cháu, những đồng nghiệp thế hệ sau để họ tránh tai họa như ông.
Con cháu ông lại nhắc nhở chút chít ông, dần dần các “đấng” hậu thế cứ thế mà noi theo. Ai ai cũng dùng “chữ bác sĩ” kê đơn cho chắc!
“Đó chỉ chuyện vui mà bọn em thường hay kể cho nhau nghe thôi chị, chứ thực ra chữ bác sỹ xấu là do rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: khi đi học, thầy giáo đọc nhanh quá nên bọn em phải cố gắng chép cho kịp bài nên không thể nắn nót được, và sau này ra đi làm có thể thành quen nên viết ẩu. Hoặc có thể do chữ người đó xấu sẵn rồi…” – Thương chia sẻ.
“Một lý do mà như người ta vẫn thường nói, đó là một số bác sỹ dấu dốt nên cố tình viết nghệch ngoạc đi, để lỡ có điều gì thì còn đổ cho cái này, cái kia được. (như câu chuyện vừa kể)” - Trần Hoài Nam (sinh viên năm 2 – ĐH Y HN) cho biết.
“ Theo em thì do những tên thuốc cũng như dược liệu, hóa chất quá nhiều và quá loằn ngoằn, dài khó nhớ, nhiều khi bác sĩ cũng không thể nhớ hết nên chỉ nhớ được đặc điểm nhận dạng là khúc đầu tên thuốc, phần còn lại thì ghi loằn ngoằn để cho dược sỹ tự hiểu” - Nguyễn Thu Trà (sinh viên năm 2 – ĐH Y) cho biết.
Có thể thấy, có rất nhiều lý do khác nhau để giải thích cho việc viết chữ xấu của các bác sỹ. Đây đều là những lý do đơn giản, dễ hiểu và có thể là khá chính đáng để biện minh. Ai ai cũng biết những điều đó, còn bệnh nhân thì mỗi lần đi khám bệnh, nhận đơn, mua thuốc thì kêu vẫn hoài kêu. Kếu thế chứ có kêu nữa thì vẫn vậy, vẫn chưa thay đổi được gì nhiều. Chỉ tự hỏi: các bác sỹ đã được dạy gì, học gì ở trong trường đại học?
- Trời ơi, trời hỡi! Phải chi lúc đó trong đơn thuốc ta viết theo kiểu “thư pháp... gà bới” thì trước mặt các quan ta đã có thể cãi chày cãi cối rằng vị thuốc đó “thế này” chứ không phải là “thế kia”, tại người nhà bệnh nhân đã đọc nhầm chứ không phải tại ta viết sai”.
Đời này không được thì truyền cho đời sau vậy. Ông đem kinh nghiệm đó mách nhỏ các con cháu, những đồng nghiệp thế hệ sau để họ tránh tai họa như ông.
Con cháu ông lại nhắc nhở chút chít ông, dần dần các “đấng” hậu thế cứ thế mà noi theo. Ai ai cũng dùng “chữ bác sĩ” kê đơn cho chắc!
“Đó chỉ chuyện vui mà bọn em thường hay kể cho nhau nghe thôi chị, chứ thực ra chữ bác sỹ xấu là do rất nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: khi đi học, thầy giáo đọc nhanh quá nên bọn em phải cố gắng chép cho kịp bài nên không thể nắn nót được, và sau này ra đi làm có thể thành quen nên viết ẩu. Hoặc có thể do chữ người đó xấu sẵn rồi…” – Thương chia sẻ.
“Một lý do mà như người ta vẫn thường nói, đó là một số bác sỹ dấu dốt nên cố tình viết nghệch ngoạc đi, để lỡ có điều gì thì còn đổ cho cái này, cái kia được. (như câu chuyện vừa kể)” - Trần Hoài Nam (sinh viên năm 2 – ĐH Y HN) cho biết.
“ Theo em thì do những tên thuốc cũng như dược liệu, hóa chất quá nhiều và quá loằn ngoằn, dài khó nhớ, nhiều khi bác sĩ cũng không thể nhớ hết nên chỉ nhớ được đặc điểm nhận dạng là khúc đầu tên thuốc, phần còn lại thì ghi loằn ngoằn để cho dược sỹ tự hiểu” - Nguyễn Thu Trà (sinh viên năm 2 – ĐH Y) cho biết.
Có thể thấy, có rất nhiều lý do khác nhau để giải thích cho việc viết chữ xấu của các bác sỹ. Đây đều là những lý do đơn giản, dễ hiểu và có thể là khá chính đáng để biện minh. Ai ai cũng biết những điều đó, còn bệnh nhân thì mỗi lần đi khám bệnh, nhận đơn, mua thuốc thì kêu vẫn hoài kêu. Kếu thế chứ có kêu nữa thì vẫn vậy, vẫn chưa thay đổi được gì nhiều. Chỉ tự hỏi: các bác sỹ đã được dạy gì, học gì ở trong trường đại học?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét